Trị vì Nguyên_Nhân_Tông

Nguyên Nhân Tông là Hoàng đế có tài và biết trọng dụng hiền thần cho đất nước. Ông không phân biệt chủng tộc và luôn trọng dụng người Hán. Trong thời gian gần 10 năm ở ngôi, ông đã mở ra rất nhiều khoa thi tuyển làm quan. Lúc đầu công việc này khá ổn định nhưng về các đời sau thì quan lại vô dụng trong triều ngày càng nhiều dẫn đến nhiều biến cố trong triều[6].

Năm 1313, Nhân Tông đã hạ lệnh cho mở khoa thi theo kiểu người Hán, lấy được nhiều nhân tài giỏi, trong đó có cả người Hán. Nguyên Nhân Tông còn bắt tay vào việc cải cách chính trị và kinh tế. Ông cai trị theo lối Hán pháp. Ông đã bãi bỏ những bộ luật hóc búa, khô khan và không cần thiết như "Chí Đại ngân sao" và "Chí Đại thông bảo" thời Nguyên Vũ Tông. Nhân Tông đã khôi phục tiền Trung Thống và tiền Chí Nguyên. Ông đã nỗ lực để cải thiện lại khủng hoảng tài chính nhà Nguyên lúc đó. Vì muốn nhiều người ủng hộ, ông đã tiến hành khen thưởng tràn lan giống như hai thời Thành Tông và Vũ Tông, tăng việc xây dựng nhiều công trình kiến trúc đồ sộ, tăng cường chi phí quân đội nên việc cải cách của ông không được chuyển biến hiệu quả. Ông đảnh phải in một lượng lớn tiền giấy. Tới khi Nhân Tông sắp qua đời thì đồng tiền mất giá trầm trọng và cải cách tiền tệ của ông hoàn toàn thất bại. Gánh nặng tài chính triều Nguyên ngày càng khủng hoảng.

Năm 1314, Nhân Tông sai các quan tới 3 tỉnh là Giang Tây, Triết GiangHà Nam kiểm tra việc thu thuế nhằm tăng ngân thuế triều đình. Tuy nhiên công việc này gặp phải sự kháng cự của quý tộc và quan lại nên cũng thất bại. Việc thất bại trong việc cải cách kinh tế, chính trị của Nhân Tông bị thất bại khiến ông đã đánh mất đại quyền của mình và niềm tin của các đại thần và nhân dân.

Nhân Tông đã đưa ra quyết sách (yarliq) để miễn trừ những người dòng Phan Sinh khỏi bất kỳ khoản thuế nào trong năm 1314. Các tu sĩ vẫn được mong đợi cầu nguyện cho cuộc đời của Hoàng đế và ban phước lành của họ vào những dịp lễ nghi.

Trên thế giới, Nhân Tông tiếp tục các chính sách đế quốc của tổ tiên ông. Ông nhắc nhở các quốc gia chư hầu của sự hiện diện của mình cũng như yêu cầu các nước này nhớ sai sứ tiến cống vào đúng thời điểm, và đảm bảo với họ rằng ông sẽ có biện pháp trừng phạt nếu họ thất bại. Trong số các nước lân bang mà ông thông báo về sự lên ngôi của mình là Chăm Pa, Đại Việt, một hòn đảo gần Nhật Bản, Ấn độ, và các vương quốc trên biên giới gần tỉnh Vân Nam[7].

Triều đại Nhân Tông cũng chứng kiến ​​cuộc chiến giữa hãn quốc Sát Hợp Đài dưới thời Esen Buqa I và triều đình và đồng minh Ilkhanate dưới triều đại Öljaitü. Cuộc chiến kết thúc với chiến thắng cho nhà Nguyên và Ilkhanate, nhưng hòa bình chỉ đến sau cái chết của Esen Buqa năm 1318.